Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
159864

TRÀO LƯU CỦA MỘT BỘ PHẬN GIỚI TRẺ CẦN PHẢI XEM LẠI

Đăng lúc: 16:00:00 19/06/2023 (GMT+7)

Thời gian gần đây, liên tiếp những bản nhạc và hình ảnh chế xuất hiện trên nền tảng Ticktok gây bức xúc trong dư luận. Những nội dung bẩn được lan truyền nhanh chóng và được giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng, khiến nhiều người phẫn nộ, bức xúc.

 Mới đây nhất, bài “Nam Quốc Sơn Hà” có tác dụng khích lệ tinh thần quân sĩ trong cuộc chiến chống quân xâm lược Tống, được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ra chế lời, thành khẩu hiệu hô to trong bữa tiệc, bàn nhậu, thậm chí còn được đẩy lên mạng xã hội như một trend khiến nhiều người bức xúc và lên án gay gắt. Họ cho rằng, đó là sự phỉ bang với lịch sử dân tộc, một sự xúc phạm, xuyên tạc không thể chấp nhận được.
355249030_227875326709146_5607188240530248994_n.jpg
Trong những ngày qua, trên TikTok tràn lan đoạn nhạc “chú bé loắt choắt” với nội dung chế từ bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. Thông qua nhân vật Lượm, nhà thơ phác họa hình ảnh thiếu niên làm công tác liên lạc trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, hình tượng đẹp đẽ của các giao liên bị bóp méo bởi một đoạn rap chế lời do 2see thực hiện và DJ FWIN phối nhạc làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của bài thơ.
Cụ thể, trong lời rap mang tính miệt thị hình tượng lịch sử: “Chú bé loắt choắt , cái sắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, cái đầu cắt moi…” và nhiều ca từ nhảm nhí. Những ca từ có phần miệt thị, bóp méo hình tượng lịch sử được lan truyền mạnh mẽ khi hàng trăm tài khoản TikTok sử dụng phần rap chế để lồng ghép ảnh. Những bức ảnh được lồng ghép cũng vô cùng phản cảm: học sinh quậy phá trong lớp, ngả ngớn tạo dáng, thậm chí khoe thân... Tác giả cũng ẩn bài nhạc trên YouTube và xóa bài nhạc chế gốc trên mọi nền tảng. Dù bản gốc được gỡ xuống khỏi các nền tảng, nhưng vẫn còn đó hàng trăm bản nhạc được đăng lại, dùng lại.
Hay như Vanh Leg – cái tên nổi tiếng với những ca khúc nhạc chế từng gây tranh cãi vì biến tướng lời phản cảm ca khúc “Thương quá Việt Nam” thành “Chim trong lồng chim bay ra, chim tung cánh xé tan quần què. Chim bay về một nơi xa” trong video Giấc mộng ca sĩ. Nhiều gia đình đã “ngã ngửa” khi nghe những đứa con của mình hát những ca khúc có ca từ dung tục, bắt nguồn từ “rác phẩm” trên mạng xã hội.
Hay ca khúc “Huyền thoại mẹ” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn” cũng bị đem chế lời gây phẫn nộ “Đêm chong đèn ngồi đếm bạc, tờ năm chục màu xanh, mẹ cầm súng đứng canh, con cầm dao ngồi cạnh…Hay Tiếng chày trên sóc Bom Bo bị chế lời thô thiển “hết tiền tiêu người yêu anh cũng bán…
Những hiện tượng hướng nghiệp nhảm nhí, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng trên TikTok khi có những người tự nhận mình là thầy giáo, giáo viên đưa ra những lời khuyên lệch lạc như đừng đọc sách, bằng đại học là vô dụng, từ đó tạo ra thông tin sai lệch; rồi những vụ việc gây “tai tiếng” như cô đồng "Đúng nhận, sai cãi"; video miệt thị người nghèo của Nờ Ô Nô hay video phân biệt vùng miền; kéo tấm chắn che cửa sổ khi máy bay cất cánh để ghi lại khung cảnh bên ngoài trong suốt hành trình; mài răng, uống thuốc dị ứng quá liều để tạo ảo giác… hay mới đây nhất là trào lưu “kiểm tra sức khỏe lá phổi” (nín thở lâu nhất có thể để chứng tỏ sức khoẻ tim phổi của mình tốt). Những clip này thu hút hàng triệu lượt xem, bình luận và làm theo. Mà theo cảnh báo từ các chuyên gia y tế thì điều này là cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Theo nghiên cứu, nhóm người dùng mạng xã hội TikTok tại Việt Nam truy cập nhiều nhất ở độ tuổi từ 10-14. Nhóm tuổi này chưa có lập trường vững vàng, thiếu tư duy phản biện, đôi khi chưa phân biệt được nội dung thật - giả. Trong khi đó, nhiều chủ kênh mạng xã hội tìm cách nổi tiếng thông qua chiêu trò, từ đó thu về lượt xem, lượt thích “khủng”. Một bộ phận giới trẻ chưa có kiến thức, kinh nghiệm đầy đủ trong việc tiếp thu tri thức nên việc chọn lọc, đánh giá nguồn tin còn hạn chế. Giới trẻ liên tục tiếp cận với vô vàn sản phẩm văn hóa không lành mạnh, những bài hát với ngôn từ sáo rỗng, mang tính xuyên tạc, bôi nhọ các nhân vật lịch sử... trên không gian mạng.
Với những thông tin sai lệch mà giới trẻ phải tiếp xúc hằng ngày tạo nên thái độ thiếu biết ơn với các thế hệ đi trước. Bởi họ sẽ không hiểu sự hi sinh của các thế hệ đi trước. Những video clip độc hại sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách giới trẻ, do họ liên tục bắt chước cách sống, suy nghĩ, cách ứng xử theo video clip trên mạng. Sâu xa hơn nữa, sau thời gian dài tiếp xúc với những văn hóa phẩm không lành mạnh sẽ khiến tình yêu nước của một bộ phận giới trẻ dần mai một.
Trào lưu, tư duy của một bộ phận giới trẻ cần được định hình lại, nếu không được trang bị những kiến thức cần thiết và các biện pháp sử dụng nền tảng một cách an toàn, đối tượng thanh thiếu niên rất dễ bị đầu độc bởi những nội dung xấu và thậm chí vô tình trở thành nạn nhân của những trào lưu độc hại.
--